Giao phối ngoại đôi
Giao phối ngoại đôi

Giao phối ngoại đôi

Giao phối ngoại đôi (tiếng Anh: Extra-pair copulation, viết tắt: EPC) hay giao phối ngoài cặp là một hành vi giao phối ở động vật một cách lăng nhăng của các loàichế độ một vợ một chồng trong mùa sinh sản. Chế độ một vợ một chồng diễn ra khi một cá thể chỉ có một bạn tình tại cùng một thời điểm và từ đó hình thành mối quan hệ lâu dài và kết hợp các nỗ lực để nuôi dạy con cái với nhau, vì vậy, giao hợp ngoại đôi ("ngoài luồng") diễn ra khi một trong những cá thể này giao phối ngoài cặp đôi này, tức là đi giao phối với đối tượng khác khi đã gắn kết lâu dài với một bạn tình mà nó đã ghép đôi. Trên khắp vương quốc động vật, giao phối ngoại đôi là khá phổ biến ở các loài một vợ một chồng, và chỉ có một số rất ít các loài liên kết cặp đôi được cho là độc quyền về tình dục. Giao phối ngoại đôi (EPC) trong vương quốc động vật chủ yếu được nghiên cứu ở chimđộng vật có vú. Những lợi ích có thể có của hành vi lăng nhăng này có thường được nghiên cứu trong các loài động vật không phải là người, như chim. Ở con đực, một số lý thuyết được đề xuất để giải thích các giao hợp ngoài cặp. Một giả thuyết như vậy là con đực tối đa hóa khả năng thành công sinh sản của chúng bằng cách giao phối với càng nhiều con cái càng tốt (Hiệu ứng Coolidge) ngoài mối quan hệ ràng buộc, có nghĩa là chúng có thể giao phối và khiến con cái bị rủi ro tối thiểu. Về phía con cái, chúng phải đầu tư công sức nhiều hơn vào việc chăm con, giao phối cặp đôi tạo ra hao phí lớn hơn vì chúng phải dành công sức mà người bạn đời của chúng có thể gặp rủi ro bằng cách mồi chài bên ngoài mối quan hệ.